>>> Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-heo-hoi-hom-nay-255-van-tang-nhung-khong-nhieu-104735.html
Giá heo hơi hôm nay 25/5 ở nhiều địa phương trên cả nước có nhiều thay đổi. Toàn miền Bắc tiếp tục dao động từ 44.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên hôm nay, giá heo hơi cũng có một vài biến động đáng chú ý. Trong đó, tỉnh Bình Thuận tăng 4.000 đồng/kg lên 47.000 đồng/kg, một số nơi khác có mức tăng ít hơn từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg.
Các tỉnh phía Nam hôm nay giá heo hơi tiếp tục tăng nhẹ, tuy nhiên chỉ một số ít địa phương có mức tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg, còn lại không có nhiều biến động về giá bán.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 39 lò giết mổ gia súc tập trung thì có đến 20 lò đang đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu không có chính sách hỗ trợ. Thực tế, để có được hệ thống lò mổ như hiện nay cả ngành nông nghiệp tỉnh đã phải nỗ lực xây dựng trong nhiều năm. Tuy nhiên, đáng buồn, sau một thời gian hoạt động vì các yếu tố khách quan và chủ quan, số lượng lò mổ còn “sống” được khá khiêm tốn, trong khi lò đứng trước nguy cơ “chết yểu” chiếm đến gần hai phần.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh lý giải nguyên nhân, trước hết là do sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã đối với công tác quản lý giết mổ tập trung đang rất hạn chế.
Hàng chục xã như Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Thịnh, Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh); Thanh Lộc, Yên Lộc, Mỹ Lộc, Quang Lộc, Sơn Lộc (Can Lộc); Yên Hồ, Đức Lạng, Liên Minh (Đức Thọ); Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Hương (Vũ Quang)... thường xuyên để xảy ra tình trạng gia súc giết mổ tại nhà mà không có chế tài, biện pháp xử lý triệt để.
“Tồn tại quanh đi quẩn lại ở các xã trên. Trong các cuộc họp hay văn bản chỉ đạo của tỉnh, ngành đều yêu cầu xử lý tập thể, cá nhân nhưng thực tế các huyện không thực hiện, xã cũng làm ngơ vì nể nang quen biết, cuối cùng tồn tại vẫn duy trì mãi”, ông Hùng thở dài.
Nguyên nhân thứ hai, cũng là nguyên nhân chính đó là hiệu quả kinh tế quá thấp, thậm chí nhiều cơ sở phải bù lỗ. Theo tính toán, nếu muốn có lãi, bình quân mỗi ngày chủ lò phải giết mổ được từ 20 con lợn trở lên, tổng thu bình quân mới đạt 20 triệu đồng/tháng, sau khi trừ chi phí điện, nước, nhân công, khấu hao tài sản... chủ lò còn lãi khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Thế nhưng, số lượng lò đạt công suất trên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện có 7 lò công suất giết mổ bình quân dưới 10 con/ngày và đang phải bù lỗ từ 3 - 5 triệu đồng/tháng; 13 lò công suất bình quân từ 10 - 20 con/ngày, đủ bù chi phí duy trì hoạt động.
Giá heo hơi hôm nay 25/5 ở nhiều địa phương trên cả nước có nhiều thay đổi. Toàn miền Bắc tiếp tục dao động từ 44.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên hôm nay, giá heo hơi cũng có một vài biến động đáng chú ý. Trong đó, tỉnh Bình Thuận tăng 4.000 đồng/kg lên 47.000 đồng/kg, một số nơi khác có mức tăng ít hơn từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg.
Các tỉnh phía Nam hôm nay giá heo hơi tiếp tục tăng nhẹ, tuy nhiên chỉ một số ít địa phương có mức tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg, còn lại không có nhiều biến động về giá bán.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 39 lò giết mổ gia súc tập trung thì có đến 20 lò đang đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu không có chính sách hỗ trợ. Thực tế, để có được hệ thống lò mổ như hiện nay cả ngành nông nghiệp tỉnh đã phải nỗ lực xây dựng trong nhiều năm. Tuy nhiên, đáng buồn, sau một thời gian hoạt động vì các yếu tố khách quan và chủ quan, số lượng lò mổ còn “sống” được khá khiêm tốn, trong khi lò đứng trước nguy cơ “chết yểu” chiếm đến gần hai phần.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh lý giải nguyên nhân, trước hết là do sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã đối với công tác quản lý giết mổ tập trung đang rất hạn chế.
Hàng chục xã như Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Thịnh, Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh); Thanh Lộc, Yên Lộc, Mỹ Lộc, Quang Lộc, Sơn Lộc (Can Lộc); Yên Hồ, Đức Lạng, Liên Minh (Đức Thọ); Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Hương (Vũ Quang)... thường xuyên để xảy ra tình trạng gia súc giết mổ tại nhà mà không có chế tài, biện pháp xử lý triệt để.
“Tồn tại quanh đi quẩn lại ở các xã trên. Trong các cuộc họp hay văn bản chỉ đạo của tỉnh, ngành đều yêu cầu xử lý tập thể, cá nhân nhưng thực tế các huyện không thực hiện, xã cũng làm ngơ vì nể nang quen biết, cuối cùng tồn tại vẫn duy trì mãi”, ông Hùng thở dài.
Nguyên nhân thứ hai, cũng là nguyên nhân chính đó là hiệu quả kinh tế quá thấp, thậm chí nhiều cơ sở phải bù lỗ. Theo tính toán, nếu muốn có lãi, bình quân mỗi ngày chủ lò phải giết mổ được từ 20 con lợn trở lên, tổng thu bình quân mới đạt 20 triệu đồng/tháng, sau khi trừ chi phí điện, nước, nhân công, khấu hao tài sản... chủ lò còn lãi khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Thế nhưng, số lượng lò đạt công suất trên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện có 7 lò công suất giết mổ bình quân dưới 10 con/ngày và đang phải bù lỗ từ 3 - 5 triệu đồng/tháng; 13 lò công suất bình quân từ 10 - 20 con/ngày, đủ bù chi phí duy trì hoạt động.
>> Cập nhật giá heo hơi hôm nay liên tục mới nhất: https://vietnammoi.vn/tags/gia-heo-hoi-hom-nay-75813.tag
Nhận xét
Đăng nhận xét